Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Trẻ em là đối tượng cần được nuôi dưỡng dưới chế độ dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về cả thể chất và tinh thần. Thiếu năng lượng và dinh dưỡng chính là nguồn cơn của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tình trạng này có thể gây nên nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và trí não của bé, tăng cao tỷ lệ bệnh tật và tử vong đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Định nghĩa về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Thời gian gần đây, những cụm từ khóa như “trẻ 2 tuổi bị suy dinh dưỡng”, “trẻ 3 tuổi suy dinh dưỡng”, “trẻ 4 tuổi suy dinh dưỡng” đang trở thành chủ đề hot được đông đảo cư dân mạng tìm kiếm và tranh luận. Vậy tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể được định nghĩa như thế nào?

Suy dinh dưỡng có thể hiểu là một dạng thiếu hụt dưỡng chất và năng lượng, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và sinh trưởng bình thường của trẻ. Suy dinh dưỡng ở trẻ có 3 loại:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Đây là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể trẻ khiến cân nặng không đạt được mức tiêu chuẩn theo cùng lứa tuổi và giới (-2SD). Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài ở trẻ nhỏ.
  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Thể suy dinh dưỡng này phản ánh tình trạng trẻ không đạt được chiều cao tiêu chuẩn so với lứa tuổi ở quần thể tham khảo. Tình trạng này phản ánh trẻ đã và đang trong giai đoạn chậm phát triển mãn tính trong thời gian dài. Có thể nó đã bắt đầu từ thời điểm mang thai do cơ thể mẹ thiếu dưỡng chất.
  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Phản ánh chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ đang tụt xuống mức báo động so với quần thể trẻ tham khảo. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất trầm trọng do trẻ đang sụt cân hoặc không thể lên cân trong thời gian dài.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Hầu hết các tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng đều do chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em bao gồm:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
  • Sự thiếu hụt dưỡng chất trong giai đoạn sơ sinh: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng thời gian 6 tháng đầu đời là giai đoạn quan trọng để trẻ hấp thu dưỡng chất. Thời gian này, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng sớm. Trường hợp các bé ăn dặm sớm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.
  • Thực đơn ăn uống cho bé chưa đủ hấp dẫn: Lựa chọn các món ăn đa dạng, công thức nấu mới hoặc cách thức trang trí bắt mắt, thú vị sẽ giúp trẻ tăng hào hứng khi ăn, hấp thụ thức ăn cũng tốt hơn. Ngược lại nếu đồ ăn không hợp khẩu bị, không đủ thu hút bé sẽ lười ăn, lâu dài sẽ xảy đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
  • Bé thường xuyên mắc bệnh, phải uống thuốc kháng sinh: Uống quá nhiều thuốc cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể bé kém hấp thụ dưỡng chất. Việc sử dụng thuốc thường xuyên sẽ tiêu diệt các vi khuẩn trong đường ruột, cả vi khuẩn có lợi. Điều này làm giảm quá trình lên men thức ăn, khiến cho việc hấp thụ dưỡng chất của bé khó khăn hơn.
  • Vấn đề tâm lý: Hãy tạo cho các bữa ăn của trẻ không khí vui vẻ, thoải mái, như vậy trẻ sẽ thấy hứng thú với việc ăn uống hơn. Ngược lại nếu thường xuyên bị dọa nạt, ép buộc ăn uống sẽ khiến bé mang tâm lý sợ hãi đối với các bữa ăn.

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến sự phát triển của trẻ

Hệ miễn dịch suy yếu

Hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch suy yếu

Tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu hụt các vi chất kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi. Không có sự bảo vệ, cơ thể trẻ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng và phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Điều này sẽ khiến bé trở nên biếng ăn, kém hấp thu dưỡng chất, hoạt động tiêu hóa kém, khiến tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng hơn.

Rối loạn chức năng 

Tình trạng suy dinh dưỡng nặng khiến trẻ bị rối loạn các chứng năng trong cơ thể. Gan se là cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, kế đến là tim, thận.

Thiếu các vi chất cần thiết khiến cho cơ thể bé gặp phải nhiều vấn đề:

  • Thiếu vitamin A: trẻ dễ quáng gà, khô giác mạc, ảnh hưởng thị giác.
  • Thiếu các vitamin nhóm B, đạm, sắt sẽ gây thiếu máu.
  • Thiếu vitamin A, D, K, đạm, kẽm, calci,… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương, thiếu đạm kéo dài có thể gây phù,… 

Thể chất chậm phát triển

Trẻ em suy dinh dưỡng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. Tất cả các cơ quan trong cơ thể, kể cả hệ xương, đặc biệt là trong thai kỳ và 2 năm đầu đời đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng xảy ra sớm và kéo dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, còi cọc, ảnh hưởng đến cả chiều cao khi trưởng thành, nguy cơ béo phì tăng cao.

Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não
Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như DHA, Taurine, i-ốt, sắt, chất đường bột, chất béo,… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi.

Em bé suy dinh dưỡng thường khá chậm chạp trong các vấn đề như giao tiếp xã hội, trí nhớ, ngôn ngữ. Kéo theo đó là khả năng chú ý, tiếp thu và học tập cũng bị ảnh hưởng.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Vậy thì trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì, chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi như thế nào?

Để phòng ngừa và cải thiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em, phụ huynh nên bổ sung các dưỡng chất như các thực phẩm chức năng tăng cân cho bé chứa lysine, các loại vitamin, chất khoáng chất quan trọng như selen, kẽm, crom,… để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho bé yêu.

Những vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho bé yêu. 

Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao đang là thắc mắc nan giải của không ít phụ huynh. Các cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em sau đây:

  • Cần cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh và bú hoàn toàn trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ, ngoài cung cấp dưỡng chất, sữa mẹ còn có thể tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp các yếu tố bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì là điều được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Hãy tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi. Cần phải cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu và cố gắng duy trì cho trẻ bú sữa mẹ cho đến năm 2 tuổi. Sau đó hãy tìm hiểu về thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 2 tuổi nếu cần thiết.
  • Lưu ý vệ sinh an toàn thực phẩm: Các cơ quan trong cơ thể của bé chưa phát triển hoàn toàn, vậy nên bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh đường ruột như nhiễm trùng, giun sán,… là vấn đề quan trọng hàng đầu. Hãy cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm tươi, hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc đã chế biến sẵn.
  • Vệ sinh môi trường sống: Đây cũng là vấn đề quan trọng cần được cha mẹ lưu ý. Môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ và thông thoáng sẽ giúp trẻ hạn chế được bệnh tật.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng của bé để kịp thời phát hiện nguy cơ nếu có và can thiệp sớm nhất có thể.
  • Ngăn ngừa và điều trị bệnh: Việc ngăn ngừa sẽ giúp trẻ hạn chế được bệnh tật quấn thân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nếu phát hiện bệnh, hãy điều trị triệt để, không lạm dụng thuốc kháng sinh cho bé. Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng, thời gian và các thức chăm sóc dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Xổ giun định kỳ cho trẻ trên 2 tháng tuổi: 6 tháng 1 lần.
  • Cho bé tham gia các hoạt động thể chất, khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên. Việc này sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể trẻ, đào thải độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe ra ngoài. 

Bên cạnh các phương pháp trên, nếu trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng hoặc cần bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển, cha mẹ có thể cho bé sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung phù hợp. Siro ăn ngon Botakids là dòng sản phẩm được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bé yêu.

Nắm rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ dễ dàng tìm được biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này. Cảm ơn quý bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

———————————————————————–

🔰Siro ăn ngon Bota Kids – BÉ ĂN NGON, TĂNG CÂN TỐT, ĐỀ KHÁNG KHỎE

Dạng siro ăn ngon chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam tích hợp cơ chế đa chuyển hóa dinh dưỡng vượt trội giúp con ăn ngon hơn, tăng cường tiêu hóa hấp thu và tăng cân rõ rệt. Sản phẩm được hàng triệu mẹ bỉm trên khắp cả nước tin dùng bởi:

👉Bổ sung HMO tăng cường hệ miễn dịch và tạo đề kháng tự nhiên 

👉Siro thơm ngọt, dễ hấp thu, hợp khẩu vị trẻ

👉100% nguyên liệu nhập khẩu EU: đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ, Bộ Y tế cấp phép

👉Phù hợp cơ địa, chế độ dinh dưỡng trẻ em Việt Nam

👉Các Bác sĩ, Chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Click